Tuan Tin Tuc

Một cuộc cách mạng hợp lòng dân và quy luật phát triển

-

Nhưng từ nửa sau thế kỷ XIX, trước sự bất lực của giới quan lại và trí thức mang tư tưởng và mô hình này trong nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân chống xâm lược và canh tân đất nước, một số nhà trí thức cách mạng đã có sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động. Họ đã thay đổi cái nhìn của mình trong nội dung “mệnh trời” đối với chủ nghĩa dân tộc. Hiện thực lịch sử cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 của nhân dân Việt Nam nếu quy chiếu theo cách đánh giá của Imai Akio cũng không mâu thuẫn.

1.Cho đến thế kỷ XX, dù vẫn còn không được thi hành ở nhiều nơi, nhưng quyền con người đã trở thành một giá trị phổ quát, được thế giới công nhận. "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích những “lẽ phải không ai chối cãi được” đó về quyền con người để nâng lên thành quyền của các dân tộc - của các quốc gia dân tộc cũng như của các tộc người trong một quốc gia dân tộc thống nhất - khi Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Từ khi mới thành lập, Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã xác định con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam: Tiến hành cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” - xã hội đó cũng có nhiều nét tương đồng với một “thế giới đại đồng” trong kinh sách của Nho gia cổ điển. Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc, nhân dân Việt Nam đã trải qua nhiều hy sinh để đạt đến thắng lợi cuối cùng. Với lực lượng đông đảo được tập hợp và rèn luyện qua nhiều phong trào đấu tranh, với một lãnh tụ dẫn đường xuất sắc, nhân dân Việt Nam đã đứng lên tự giải phóng mình chứ không hề ngồi yên trông mong, chờ đợi một “khoảng trống quyền lực” hay một khoảng “chân không chính trị” nào.Và “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xit mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. Tính chính đáng - “Pháp lý chính trị” - của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã được khẳng định như vậy trong lời Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

2. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một cuộc cách mạng nhân dân. Đó là cuộc cách mạng của nhân dân, do nhân dân tiến hành và vì lợi ích của nhân dân, để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, đem lại quyền làm người cho mỗi người dân. Nhân dân vừa là động lực vừa là mục tiêu giải phóng của cách mạng. Khi nói về sức mạnh của nhân dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”( Luận điểm này mang đậm triết lý nhân sinh phương Đông: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh; Dân như nước, đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân; Nước lấy dân làm gốc... Luận điểm này cũng nêu rõ quan điểm cách mạng về vị trí và vai trò của quần chúng trong lịch sử: Quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử; Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước sau này. Quyền lực lãnh đạo của Đảng dựa trên sự tín nhiệm của nhân dân. Quyền lực của Đảng - “Uy quyền đạo đức” - được nhân dân trao cho mà có, là sự ủy thác của nhân dân. Sự tín nhiệm đó có được từ sự đúng đắn của đường lối, chính sách ở tầm vĩ mô, từ sự gương mẫu hy sinh, phấn đấu của mỗi cán bộ đảng viên trên từng cương vị của mình, trong đó có sự hòa đồng giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa quyền lợi của giai cấp và lợi ích của toàn thể dân tộc.

Đảng không tồn tại vì những mục đích của riêng mình. Đảng cũng không phải là một lực lượng siêu tự nhiên, siêu xã hội. Đảng ra đời trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, lãnh đạo nhân dân đấu tranh vì những quyền lợi của nhân dân. Mục tiêu đó cũng là “chất gắn kết” để Đảng tập hợp, đoàn kết toàn dân tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam - từ những ngày đấu tranh gian khổ đầu tiên và trong suốt những chặng đường cách mạng tiếp theo của dân tộc. Lý tưởng đấu tranh của Đảng, sự hy sinh anh dũng của lớp lớp đảng viên trung kiên vì nhân dân, vì dân tộc đã làm nên uy tín đạo đức của Đảng trong nhân dân; trí tuệ sáng suốt của Đảng khi đề ra những quyết sách đúng đắn, đưa cách mạng vượt qua những tình thế hiểm nghèo đã làm nên uy tín trí tuệ của Đảng, để Đảng xứng đáng là đạo đức, là văn minh - như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Mục tiêu đấu tranh trên hết và trước hết của nhân dân Việt Nam là giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân - một vết nhơ trong văn hóa nhân loại.

Đoạn tuyệt với quá khứ nô lệ, Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm xây dựng xã hội mới của nhân dân Việt Nam: “...Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nền độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”

...“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”(

Với Việt Nam, bản Tuyên ngôn độc lập đánh dấu kỷ nguyên mới của dân tộc: Kỷ nguyên Độc lập - chấm dứt ách nô lệ thực dân - và Tự do - chấm dứt chế độ phong kiến. Với nhân loại, bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam là tiếng chuông báo sự khởi đầu tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

Bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam cũng là Tuyên ngôn của các dân tộc bị xiềng xích, áp bức trên thế giới, chứa đựng những thông điệp của thời đại về Dân tộc và Dân chủ - Dân quyền.

Sau khi hoàn thành sứ mệnh

 ??  ??   Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Newspapers in Vietnamese

Newspapers from Vietnam